“Âm thú” là tập truyện ngắn của nhà văn trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo gồm hai truyện lẻ là “Âm thú” (陰獣) và “Trườn đi trong bóng tối” (闇に蠢).
Truyện ngắn “Âm thú” mang đậm phong cách Ranpo, đầy rẫy những sự kiện kỳ quái, biến thái và đáng sợ, mang âm hưởng mạnh mẽ của thể loại kinh dị. Những yếu tố quan trọng trong câu chuyện gồm có: sự tham gia của nhiều nhân vật kỳ quái, các manh mối mơ hồ và sự đảo lộn trong các mối quan hệ giữa các nhân vật. Tác phẩm này là một thử nghiệm tâm lý phức tạp, kết hợp giữa các yếu tố trinh thám truyền thống và những tình huống đầy sự bất ngờ, tạo nên một câu chuyện thú vị và đầy căng thẳng.
“Trườn đi trong bóng tối” xoay quanh câu chuyện về Nozaki Saburō - một họa sĩ tranh sơn dầu lập dị. Anh có khả năng nhìn thấy vẻ đẹp vượt trên dung mạo ở mọi bộ phận trên cơ thể phụ nữ. Tuy nhiên, sự ám ảnh của anh đối với cái đẹp không chỉ dừng lại ở mức bình thường mà đã phát triển đến mức bệnh hoạn. Anh thường xuyên chấm dứt mối quan hệ với những người mẫu của mình ngay khi vượt qua ranh giới tình cảm. Lý do là bởi anh chưa từng gặp được một người phụ nữ có vẻ đẹp đủ để thỏa mãn đôi mắt nghệ thuật của mình.
Một ngày nọ anh gặp Ochō, một vũ nữ. Saburō đã nhìn thấy vẻ đẹp lý tưởng trong cô. Anh say mê cô đến mức quên cả việc cầm cọ vẽ mà chỉ tập trung vào việc chiếm được tình yêu của cô. Ochō cũng đáp lại tình cảm của anh, và mối quan hệ giữa họ kéo dài hơn bất cứ mối tình nào trước đây của anh.
“Em muốn cùng anh đến một nơi nào đó giữa núi rừng, chỉ có hai ta mà thôi.”
Vì thấy lời nói ấy thú vị, Saburō đã lên kế hoạch cho chuyến đi nghỉ dưỡng tại khách sạn Momiyama ở suối nước nóng S, tỉnh Nagano. Thế nhưng, ngay tại nơi đó, trong lúc chơi trò trốn tìm với Saburō, Ochō đã biến mất không dấu vết…
"Truyện ngắn được viết cách đây cả trăm năm, sự biến thái độc nhất vô nhị của Ranpo bùng nổ đến mức khiến người đọc phải rùng mình. Nếu xét dưới góc độ tiểu thuyết trinh thám, tác phẩm này quá yếu. Bí ẩn được hé lộ một cách sơ sài, khiến người đọc không khỏi cảm thấy cẩu thả. Nhưng thực ra, cốt lõi của câu chuyện này không nằm ở đó. Thứ đáng sợ nhất chính là bóng tối tuyệt đối trong hang động, nơi các nhân vật bị chôn sống. Ở đó, không còn những ràng buộc đạo đức, con người bộc lộ bản chất thực sự, biến nơi ấy thành địa ng/ục trần gian. Trong bóng tối hoàn toàn và cơn đói khát tột cùng, con người bị đẩy đến những hành vi không ai dám tưởng tượng.
Cảnh kết thúc đầy ghê rợn. Ở ranh giới mong manh giữa người và thú, hành động cuối cùng của nhân vật chính liệu có phải là dấu vết cuối cùng còn sót lại của nhân tính? Hình ảnh súc sinh đạo của lục đạo luân hồi luôn lẩn khuất trong từng trang sách, khiến cho câu chuyện trở nên ước lệ đến tận cùng.
Truyện ngắn thứ hai là “Âm thú”. Đầu tiên tôi xin bàn về tên của tiểu thuyết này. Đó là một cái tên đa nghĩa. Trái ngược với “Dương tính chi thú” (dã thú dương tính, hoang dã, mạnh mẽ, bộc trực như sư tử hay hổ), “âm tính chi thú” mang sắc thái lặng lẽ, nguy hiểm ngầm, có thể giấu mình và chờ thời cơ giống như cáo hoặc hồ ly. Cả tiểu thuyết này đúng là một cuộc rình rập của một con thú xinh đẹp và bí ẩn.
Tác phẩm này đúng như phong cách của Ranpo, đầy rẫy sự kỳ quái, biến thái và đáng sợ, mang âm hưởng của thể loại kinh dị. Những yếu tố quan trọng trong câu chuyện gồm có: sự tham gia của nhiều nhân vật kỳ quái, các manh mối mơ hồ và sự đảo lộn trong các mối quan hệ giữa các nhân vật. Tác phẩm này là một thử nghiệm tâm lý phức tạp, kết hợp giữa các yếu tố trinh thám truyền thống và những tình huống đầy sự bất ngờ, tạo nên một câu chuyện thú vị và đầy căng thẳng.
Tôi hi vọng cuốn sách sẽ đem đến cho độc giả một cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống và ý nghĩa ẩn giấu của nó, qua đó thêm yêu thích văn học Nhật nói chung và tiểu thuyết của Edogawa Ranpo nói riêng, đó cũng là động lực lớn nhất để tôi tiếp tục công việc của mình.
Thân ái!
Phạm Phương"